Lớp 1: Giới thiệu về NAMI Family-to-Family
Lớp 2: Hiểu Tình trạng Sức khỏe Tâm thần và Chuẩn bị cho Khủng hoảng
Lớp 3: Nhận chẩn đoán sức khỏe tâm thần và chia sẻ câu chuyện
Lớp 4: Tổng quan về các tình trạng sức khỏe tâm thần
Loại 5: Các lựa chọn điều trị
Lớp 6: Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề
Lớp 7: Đồng cảm và Phục hồi
Lớp 8: Tiến về phía trước
Lớp 1: Giới thiệu về NAMI Family-to-Family
• Chào mừng
• Giới thiệu về NAMI 'Từ nhà đến nhà'
• Giới thiệu người tham gia
• Phân biệt đối xử, kỳ thị và thành kiến đối với bệnh tâm thần
• Ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe tâm thần đối với gia đình
• Các phản ứng cảm xúc có thể đoán trước đối với các tình trạng sức khỏe tâm thần
1.1 Giới thiệu NAMI
NAMI, Liên minh Quốc gia về Bệnh Tâm thần là một hiệp hội gồm hơn 600 chi nhánh tại các bang và địa phương. NAMI được thành lập vào năm 1979. Hầu hết các hàng ngàn người tham gia với NAMI là tình nguyện viên. Chúng tôi làm việc cùng nhau để nâng cao nhận thức về tình trạng sức khỏe tâm thần và ủng hộ các chính sách và thay đổi xã hội nhằm cải thiện cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi những các triệu chứng sức khỏe tâm thần (mental health conditions).
Các chương trình của NAMI là “do những người bạn dẫn dắt”, có nghĩa là những người lãnh đạo chương trình có kinh nghiệm sống tương tự như những người tham gia chương trình. Người tham gia không chỉ học từ các tài liệu mà còn học từ kinh nghiệm sống của nhau.
Tiến sĩ Joyce Burland của NAMI đã phát triển Family-to-Family vào năm 1991. Đây là một khóa học kéo dài 12 tuần được giảng dạy bởi các gia đình được đào tạo của các cá nhân sống chung với bệnh tâm thần nghiêm trọng cho các thành viên khác trong gia đình. Cơ quan đăng ký quốc gia về thực hành dựa trên bằng chứng (NREPP) đã liệt kê Family-to-Family là một thực hành dựa trên bằng chứng.
1.2 Hệ thống Niềm tin và Nguyên tắc của Chương trình Giáo dục NAMI
Tình trạng sức khỏe tâm thần là những bệnh lý thể chất xảy ra khi một trong nhiều cơ chế của não không hoạt động đầy đủ.
1.3 Ba khía cạnh của tình trạng sức khỏe tâm thần
- Các tình trạng sức khỏe tâm thần là những bệnh lý thể chất có thể chữa trị.
- Ba khía cạnh của tình trạng sức khỏe tâm thần - “sinh học - tâm lý - xã hội” - phụ thuộc lẫn nhau.
- Không một khía cạnh nào có thể bỏ qua cơ sở tri thức của hai khía cạnh còn lại.
- Chỉ tập trung vào một khía cạnh là không đủ để phục hồi.
Sinh học / Vật lý (khía cạnh y tế --> Kiến thức dựa trên khoa học)
Trọng tâm kiến thức: Khía cạnh y tế của bệnh
- Các triệu chứng, chẩn đoán
- Nhận biết các tình trạng sức khỏe tâm thần
- Dự đoán tình trạng có thể thay đổi như thế nào trong tương lai (tiên lượng)
- Chăm sóc chuyên sâu khi cần thiết
- Các chiến lược y tế tốt nhất để tối ưu khóa khả năng phục hồi
- Nghiên cứu não bộ hiện tại
- Các lựa chọn điều trị
- Các nhà cung cấp dịch vụ điều trị
- Thuốc (tác dụng phụ, dùng thuốc như chỉ định)
- Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo tái phát
- Tác động của bệnh tâm thần đối với sức khỏe nói chung
- Hiểu rõ hơn về thực tế lâm sàng của rối loạn não
Tâm lý / Cảm xúc (Khía cạnh cá nhân --> Kiến thức dựa trên tâm lý học)
Trọng tâm kiến thức: Những cảm xúc và cảm giác chủ quan
- Người đang có tình trạng sức khỏe thâm thần có trải nghiệm & cảm giác ra sao
- Xử lý sự tức giận, thất vọng, và vô vọng
- Chấp nhận "bình thường mới"
- Các phản hồi điển hình của gia đình đối với bệnh tâm thần
- Ảnh hưởng đến gia đình
- Kỹ năng chăm sóc bản thân
- Giá trị của sự hiểu biết đồng đẳng và hỗ trợ
- Nhận biết những điểm mạnh cá nhân
- Những thách thức của những vai trò khác nhau trong gia đình
Xã hội / Nghề nghiệp (Khía cạnh phục hồi --> Kiến thức dựa trên quá trình hồi phục)
Trọng tâm kiến thức: Đổi mới bản thân; Vào lại cộng đồng
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng giao tiếp
- Hỗ trợ từ hệ thống và cộng đồng
- Hệ thống sức khỏe tâm thần
- Tạo hoặc khôi phục kết nối xã hội
- Định nghĩa và câu chuyện thực của quá trình phục phục
- Tăng cường cao nhất quyền tự quyết, sự mãn nguyện cá nhân, và chất lượng cuộc sống
- Các nguyên lý của quá trình hồi phục
- Xây dựng lại cuộc sống sau sự thay đổi (nhập viện, giáo dục, việc làm)
- Thách thức những định kiến tiêu cực
- Chăm sóc và lập kế hoạch dài hạn
- Vận động cho các dịch vụ tốt hơn và các chính sách công bằng
- Ăn mừng những bước tiến bộ
1.4 Thiên kiến, kỳ thị, khuôn mẫu
Sue Abderholden, Giám đốc điều hành NAMI Minnesota đã phát biểu như sau:
“… Có lẽ đã đến lúc sử dụng từ“ kỳ thị ”một cách tiết kiệm hơn, thậm chí là không dùng từ "kỳ thị" nữa. Trên thực tế, những gì mà những người mắc bệnh tâm thần đang phải đối mặt không phải là sự kỳ thị, mà đó là sự phân biệt đối xử. Từ 'kỳ thị' không phản ánh thực sự trải nghiệm của chungs ta về sự phân biệt đối xử trong nhà ở, giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe. Không phải sự kỳ thị đã dẫn đến việc người bệnh phải chờ nhiều ngày trong các phòng cấp cứu trước khi được chữa trị. Không phải sự kỳ thị đã dẫn đến việc bảo hiểm y tế công và tư không chi trả cho các dịch vụ và điều trị sức khỏe tâm thần cần thiết. Không phải sự kỳ thị đã dẫn đến việc rất nhiều người mắc bệnh tâm thần rơi vào tù tội. Sự kỳ thị không phải là nguyên nhân khiến rất nhiều người thất nghiệp. Đó là sự phân biệt đối xử. "
1.5 Tác nhân gây căng thẳng trầm trọng
- Thường là một sự kiện không lường trước được
- Có rất ít thời gian để chuẩn bị cho sự kiện đó
- Chúng ta hầu như không có kinh nghiệm đối phó với tình huống này, và ít nguồn hướng dẫn
- Sự kiện có một tác động rất lớn về mặt cảm xúc
- Đi kèm mối đe dọa hoặc nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác
Chấn thương tâm lý thứ cấp cho người đang hồi phục:
- Đưa ra lựa chọn chữa trị
- Tác dụng phụ của thuốc
- Tự gây hại cho bản thân
- Tình trạng sức khỏe tâm thần đi kèm rối loạn sử dụng chất kích thích
- Phạm tội
Chấn thương tâm lý thứ cấp cho người thân:
- Quá tải trách nhiệm
- Cảm thấy bức bối
- Thiếu thông tin
- Kiệt quệ cảm xúc
- Thiếu hỗ trợ
1.6 Phản ứng cảm xúc có thể dự đoán trước
- Khủng hoảng: Sốc, hoang mang, chối bỏ
- Đương đầu: Giận dữ, tội lỗi, phẫn uất, đau buồn, kiệt sức, tê liệt
- Vận động nguồn lực: thấu cảm, chấp nhận, có động lực, vững tin
Khủng hoảng
Phản hồi: Sốc, hoang mang, chối bỏ
Sự kiện: Các dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên, nhận chẩn đoán sức khỏe tâm thần, thay đổi trong chẩn đoán, tự làm hại bản thân, cố gắng tự tử, lực lượng thi hành pháp luật xuất hiện (bắt giữ, giam giữ), tình trạng nhà ở không an toàn hoặc vô gia cư, tái nghiện, nhập viện, bệnh tật khác, v.v.
Nhu cầu: Hỗ trợ, đồng cảm, can thiệp, an ủi, giúp tìm kiếm nguồn lực, tiên lượng
Đương đầu
Phản hồi: Giận dữ, tội lỗi, phẫn uất, đau buồn, kiệt sức, tê liệt
Hành động: Tìm kiếm thông tin, thử cách tiếp cận mới, suy ngẫm về các mối quan hệ, xây dựng hệ thống hỗ trợ, tìm kiếm các dịch vụ sức khỏe tâm thần, thay đổi hoàn cảnh sống, thích ứng với thay đổi, tham gia một lớp học / chương trình hỗ trợ, v.v.
Nhu cầu: Thể hiện cảm xúc, thông tin sức khỏe tâm thần (các nghiên cứu mới, lựa chọn điều trị, v.v.), kết nối với những người khác, khám phá các chiến lược tự chăm sóc bản thân (dinh dưỡng, giấc ngủ, tập thể dục, xác định các tác nhân gây căng thẳng, quản lý thời gian, v.v.), học các kỹ năng, gia đình và bạn bè ủng hộ
Vận động nguồn lực
Phản hồi: Thấu cảm, chấp nhận, nghị lực, động lực, quyết tâm
Hành động: Tham gia mạng xã hội, tình nguyện, ủng hộ chính sách, hợp tác với những người thân yêu, hợp tác cùng hoặc thay đổi nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần, phát triển kế hoạch chăm sóc sức khỏe, lập kế hoạch khẩn cấp (dựa trên các chỉ thị được chuẩn bị trước của bác sỹ tâm thần), thường xuyên thực hành tự chăm sóc bản thân, trở thành nhà lãnh đạo các hoạt động NAMI, v.v.
Nhu cầu: Cơ hội tham gia và lãnh đạo các hoạt động, tìm thấy mục đích lớn hơn, làm những điều mình thích, sáng tạo, vận động chính sách, huy động nguồn lực, v.v.
- Không câu phản hồi nào là “sai” hoặc “xấu”.
- Chúng ta có thể không trải qua tất cả các phản ứng cảm xúc trong danh sách.
- Chúng ta có thể có những phản hồi không nằm trong bảng trên, ví dụ như đặt câu hỏi, thương lượng hoặc hứa hẹn. Một vài câu chúng ta có thể đã tự nói với bản thân:
- “Giá như tôi nhận ra các triệu chứng sớm hơn…”
- “Tôi hứa sẽ không bao giờ phàn nàn nữa nếu bệnh thuyên giảm.”
- "Nếu tôi cống hiến bản thân mình để giúp đỡ người khác, điều gì sẽ xảy ra? Liệu mọi thứ có trở nên tốt hơn?"
- “Tôi đã làm gì để phải chịu điều này…” hoặc “Tại sao điều này lại xảy ra với chúng tôi…”
- Chúng ta có thể có các phản hồi khác với gia đình, bạn bè của chúng ta.
- Hiểu được cảm giác của chúng ta về khủng hoảng hoặc chấn thương giúp chúng ta đối phó, tìm kiếm nguồn lực và quản lý căng thẳng.
- Sử dụng Bảng Phản hồi Cảm xúc Có thể Dự đoán trong lớp giúp chúng ta hiểu được những trải nghiệm chung của cả nhóm, và tìm ra cách hỗ trợ lẫn nhau.
Một số chia sẻ khác từ người điều phối: Trong nhiều năm qua, tôi đã học được rằng::
- Tình trạng sẽ đi lên và xuống. Tôi thả lỏng mong muốn kiểm soát.
- Có những ngày tốt và ngày xấu. Triệu chứng đến rồi đi.
- There's no cure, only recovery. Không có sự "khỏi bệnh", chỉ có sự hồi phục mà thôi.
- Chúng tôi trung thành với nội dung chương trình, để đảm bảo rằng tất cả các gia đình ở tất cả mọi nơi trên thế giới đều nhận được chất lượng kiến thức và hỗ trợ như nhau.
Tài liệu lớp học có thể tải về tại đây.
Tìm hiểu thêm về các chương trình học của NAMI tại https://nami.org/Support-Education/Mental-Health-Education.
Post a Comment