Trong những năm gần đây, câu hỏi “tôi có thể giúp được gì không?” dần trở nên quan trọng với nhiều người. Nhưng có lẽ, có một câu hỏi sâu hơn mà chúng ta có thể cân nhắc, đó là “tôi có thể phục vụ được như thế nào đây?”

Phục vụ thì khác với giúp đỡ. Giúp đỡ dựa trên một mối quan hệ không bình đẳng. Khi bạn giúp người khác là bạn sử dụng sức mạnh, lợi thế của người mạnh hơn để giúp những người yếu thế hơn. Nhìn vào bên trong nội tâm của mình khi tôi giúp đỡ người khác, tôi nhận thấy mình thường giúp những người yếu đuối hơn, những người cần đến tôi. Mọi người đều cảm thấy được sự bất bình đẳng này. Khi chúng ta giúp đỡ, vô tình chúng ta lấy đi nhiều hơn những gì mà chúng ta có thể đem lại cho người khác; chúng ta có thể khiến lòng tự trọng của họ, ý thức về giá trị bản thân và sự toàn vẹn của họ, bị vơi đi đi. Khi tôi giúp đỡ người khác, tôi ý thức được sức mạnh của mình. Nhưng khi phục vụ thì chúng ta không phục vụ bằng sự mạnh mẽ, chúng ta phục vụ bằng chính bản thân chúng ta, bằng chính những gì trong ta, dù là những kinh nghiệm đúc kết được, là những giới hạn của bản thân, là sự tổn thương và kể cả những góc khuất bên trong. Chúng ta cũng phục vụ với sự trọn vẹn của bản thân. Sự trọn vẹn trong bạn cũng giống như sự trọn vẹn trong tôi và trong vũ trụ. Phục vụ là một mối quan hệ bình đẳng.


Nguồn: Awakin.org


Sự giúp đỡ sẽ làm phát sinh duyên nợ. Khi bạn giúp ai đó là họ đã nợ bạn. Nhưng phục vụ lại giống như chữa lành, hỗ trợ lẫn nhau, không có ràng buộc, nợ nần ở đây. Tôi được phục vụ như người tôi đang phục vụ. Khi tôi giúp đỡ, tôi cảm thấy hài lòng; nhưng khi phục vụ, tôi cảm thấy biết ơn. Hai điều này rất khác nhau.

Phục vụ cũng khác với việc cố gắng thay đổi một ai đó. Khi tôi cố thay đổi một ai đó là khi tôi cho rằng họ có vấn đề và vấn đề của họ đòi hỏi tôi phải hành động. Khi tôi cố thay đổi một ai đó tôi không nhìn thấy sự toàn vẹn của họ hay không tin vào sự toàn vẹn trong cuộc sống của họ. Khi tôi phục vụ, tôi nhìn và tin vào sự toàn vẹn đó, đáp lại nó và phối hợp với nó.

Có khoảng cách giữa chúng ta với bất cứ cái gì hoặc bất cứ ai chúng ta đang cố thay đổi. Cố thay đổi người khác là một kiểu phán xét. Mọi sự phán xét tạo ra khoảng cách, sự mất kết nối, và sự khác biệt. Khi bạn cố thay đổi một ai đó, có một sự bất bình đẳng về năng lực, khả năng, điều dễ dàng trở thành một khoảng cách đạo đức. Chúng ta không thể phục vụ khi có khoảng cách. Chúng ta chỉ có thể phục vụ những thứ mà chúng ta có kết nối sâu sắc, những thứ chúng ta muốn chạm vào. Đấy chính là thông điệp cốt lõi của mẹ Teresa: “Chúng ta phụng sự cuộc đời không phải vì cuộc đời này bị hư hỏng ở một chỗ nào, mà bởi vì cuộc đời thật thiêng liêng”.

Rachel Naomi Remen - Awakin

Post a Comment

Previous Post Next Post